Tìm hiểu chung về cấu tạo cáp đồng trục (coaxial cable)

Tìm hiểu chung về cấu tạo cáp đồng trục (coaxial cable)


Cáp đồng trục được sử dụng nhiều trong thi công mạng, dịch vụ lắp camera,... và ngày càng được ứng dụng phổ biến nhờ những ưu điểm nhất định. Vậy cáp đồng trục là gì? Cấu tạo cáp đồng trục ra sao? Cùng Nam Thái tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

1. Cáp đồng trục là gì?

 

Cáp đồng trục (coaxial cable)) là loại dây cáp điện được cấu tạo bởi một lõi đồng bên trong và một lớp vỏ đồng chống nhiễu bao bọc bên ngoài. Giữa lõi đồng và lớp vỏ đồng bên ngoài là lớp nhựa cách điện (thường là loại nhựa Polyetylen có màu trắng ngà). Bên ngoài cùng là 1 lớp vỏ nhựa cách điện để bảo vệ.

 

Cáp đồng trục được phát minh bởi nhà toán học & kỹ sư người Anh Oliver Heaviside và sau đó được cấp bằng sáng chế vào năm 1880.

 

2. Cấu tạo của cáp đồng trục

 

Cấu tạo của cáp đồng trục gồm 04 phần cơ bản như sau:

 

A: Lõi đồng

B: Lớp nhựa polyetylen cách điện

C: Dây chống nhiễu

D: Vỏ nhựa bảo vệ.

 

Ghi chú: Giữa lớp C và D có thể được nhà sản xuất quấn thêm một lớp nhôm để tăng cường khả năng chống nhiễu cho lõi đồng A.

 

Tùy vào từng loại dây cáp đồng trục, tùy mỗi tiêu chuẩn khác nhau mà vật liệu chế tạo từng phần sẽ khác nhau và cũng sẽ có độ dày mỏng khác nhau.

 

3. Nguyên lý hoạt động của cáp đồng trục

 

Cơ chế truyền dẫn tín hiệu của cáp đồng trục là thông qua lõi dây đồng ở bên trong (thường là lõi dây đồng cứng hoặc thép mạ đồng, nhôm) được bọc nhựa cách điện xung quanh. Và tiếp theo tất cả được bao bọc bởi một lớp chắn chống nhiễu, thường được cấu tạo gồm nhiều dây đồng nhỏ (hoặc dây nhôm) bện chặt lại với nhau. Dây chống nhiễu thường được nối mass (dây tiếp đất) ở điện thế âm, lõi đồng là dây dẫn tín hiệu (điện thế dương).

 

Ưu điểm của thiết kế tròn và đồng trục như vậy giúp điện trường và từ trường được giới hạn trong môi trường điện môi và rất ít bị rò rỉ vượt khỏi lớp chống nhiễu. Vì vậy cáp đồng trục là loại cáp hoàn hảo để truyền dẫn tín hiệu.

 

 

4. Chức năng của cáp đồng trục

 

Chức năng chính của cáp đồng trục là chống nhiễu, chống các tác động từ bên ngoài như nhiễu từ trường, nhiễu tầng số, nhiễu do đi gần các vật liệu kim loại… tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của tần số bên trong lõi dẫn tín hiệu.

 

Cáp đồng trục có chức năng như một loại dây dẫn nhưng không dùng dẫn điện cấp nguồn mà để truyền dẫn tín hiệu dạng hình sin.

 

Tuy nhiên cáp đồng trục chuyên dùng để truyền dẫn các loại tín hiệu tần số cao và giúp giảm thiểu tối đa tổn thất tín hiệu trên đường truyền. Điều này có thể hiểu rằng cáp đồng trục giúp bảo toàn tín hiệu tốt và có thể truyền đi xa hơn mọi loại cáp thông thường khác.

 

Xem thêm:

 

>> Quy trình thiết lập và thi công điện nhẹ cơ bản

>> Danh sách nhà thầu thi công điện nhẹ

 

5. Ưu và nhược điểm của cáp đồng trục

 

Hiểu rõ ưu và nhược điểm của cáp đồng trục sẽ giúp khách hàng nắm bắt và lựa chọn cáp đồng trục loại nào tốt và phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Ngoài ra đôi khi điều này còn ảnh hưởng đến cách chọn hệ thống camera analog phù hợp.

 

Ưu điểm:

- Khả năng truyền tải xa.

- Có thể đi dây chung các loại dây điện có từ trường, các vật liệu bằng kim loại. Ví dụ: máng điện, ống nước PCCC.

- Có khả năng truyền tải xa và rất xa lên đến khoảng cách vài trăm mét mà vẫn đảm bảo chất lượng tín hiệu video, âm thanh, hình ảnh cực tốt.

 

Nhược điểm:

- Thiết kế với nhiều lớp chống nhiễu làm tăng độ dày và giá thành cho cáp đồng trục.

Ngoài ra, cáp đồng trục sẽ khó thi công hơn so với các loại dây tín hiệu khác.

 

 

6. Công dụng của cáp đồng trục

 

Ngày nay chúng ta thường thấy cáp đồng trục có mặt ở mọi nơi. Những năm về trước, khi truyền hình cáp còn thịnh hành, chúng ta thường thấy rất nhiều dịch vụ truyền hình sử dụng cáp đồng trục để truyền tín hiệu truyền hình cáp đến tận mọi gia đình. Ví dụ: dịch vụ truyền hình cáp SCTV, VTV, HTV…

 

Ngoài ra, cáp đồng trục còn dùng cho dịch vụ cáp mạng internet băng thông rộng. Đơn cử là hiện nay, nhà mạng SCTV vẫn còn cung cấp dịch vụ internet thông qua đường truyền cáp đồng trục băng thông rộng (1 dây cáp duy nhất vừa là dịch vụ truyền hình cáp, vừa là dịch vụ internet).

 

Các ứng dụng khác của cáp đồng trục trong truyền tải tín hiệu vô tuyến:

 

- Truyền dẫn tín hiệu video, hình ảnh, âm thanh (đầu ghi hình, camera quan sát, chuông báo động…)

- Kết nối máy phát – máy thu vô tuyến với ăng-ten.

- Kết nối mạng máy tính (internet).

- Truyền tín hiệu âm thanh kỹ thuật số (S/PDIF).

- Phân phối tín hiệu truyền hình cáp.

 

Nếu như bạn đang cần tìm hiểu về cáp đồng trục thì chắc chắc nội dung trên đã giúp ích cho bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết!