Quy trình thiết lập và thi công điện nhẹ cơ bản

Quy trình thiết lập và thi công điện nhẹ cơ bản


 

Hệ thống điện nhẹ được xây dựng dựa trên hồ sơ thiết kế thông qua tư vấn, giám sát của chủ đầu tư. Suốt quá trình thi công cần đảm bảo an toàn và chất lượng cũng như tính thẩm mỹ cho công trình. Mặc dù điện nhẹ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại quyết định đến chất lượng và tiện ích sử dụng, vì vậy nó cần được thực hiện bởi công ty thi công điện nhẹ uy tín.

 

Về cơ bản thi công điện nhẹ gồm những bước nào? Bạn cùng tham khảo nội dung dưới đây:

 

1. Ống điện âm tường

– Xác định vị trí, chiều dài, chiều cao, bề rộng đường cắt trên tường theo bản vẽ có sẵn. Sau đó dùng máy cắt cầm tay để cắt tường theo vị trí từ trước. 

– Lắp đặt đường ống điện, đóng lưới tường ở những đường đã cắt để đề phòng bị nứt tường về sau theo đường ống điện được lắp trong tường. 

– Nghiệm thu đạt yêu cầu, sau đó xây dựng tiến hành trát tường.

 

2. Ống điện âm sàn bê tông 

– Dùng nước sơn để đánh dấu các vị trí của hộp nối trung gian trên sàn cốp pha trong khi đơn vị xây dựng thi công xong cốp pha sàn. 

– Đặt các hộp nối theo vị trí đã định sẵn, dùng ống điện kết nối các hộp nối để tạo thành đường dẫn ống dây nguồn cho các thiết bị. Công việc được tiến hành khi sàn đã lắp được 1 lớp thép.  

– Nghiệm thu đường ống, hộp nối, đạt yêu cầu để tiến hành đổ bê tông sàn.  

– Khi đổ bê tông sàn phải có người quan sát để xử lý khi có sự cố như bẹp ống, vỡ ống hay mất liên kết…

 

 

3. Lắp đặt hệ thống máng cáp  

– Định vị cao độ và vị trí lắp các giá đỡ máng cáp. 

– Gia công các giá đỡ rồi lắp đặt vào các vị trí đã định vị. Khoảng cách của các giá đỡ máng từ 1,3m đến 1,5m.

– Tại các vị trí máng cáp xuống tủ sẽ dùng nối ren xuống và nối ren lên, không cắt máng bằng cách thủ công để ghép tại vị trí chia ngã 3 ngã 4 của hệ thống máng. Thay vào đó sẽ dùng phụ kiện như tê, nối ren, chữ thập để chế tạo tại xưởng nhằm tránh làm trầy xước cáp điện trong máng cáp. 

– Các máng cáp được kết nối đất bằng cáp đồng bọc PVC hoặc có thể dùng thanh đồng tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho tuyến cáp. 

– Lắp đặt và chỉnh sửa.

 

4. Thông ống điện và kéo dây

– Xác định số mét dây.

– Dùng dây chuyên dụng (dây mồi) để tiến hành kéo dây theo bản vẽ thiết kế có sẵn.

– Dây kéo được đánh dấu từng tuyến và theo màu.

 

5. Kiểm tra dây và lắp đặt thiết bị

– Kiểm tra xem dây có thông mạch hay có bị chạm chập trong quá trình kéo dây hay không. 

– Dây sẽ được kiểm tra an toàn trước tiến hành lắp đặt thiết bị.  

– Sau khi việc lắp đặt thiết bị hoàn tất sẽ kiểm tra và vận hành thử.  

– Khắc phục khi có sự cố.

 

6. Tủ trung tâm

– Lắp đặt tủ đúng vị trí theo bản thiết kế. 

– Cấp nguồn cho tủ 

– Lắp đặt các thiết bị vào tủ cho hoàn chỉnh. 

– Kiểm tra độ cách điện, dòng rò ra vỏ tủ để đảm bảo an toàn điện và thiết bị đóng cắt.

 

7.  Kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ hệ thống

– Vận hành thiết bị.

– Chỉnh sửa các lỗi kỹ thuật (nếu có). 

– Vệ sinh toàn bộ hệ thống. 

– Nghiệm thu hệ thống bàn giao cho khách hàng.

 

Trên đây là những quy trình cơ bản khi thi công điện nhẹ, nếu quý khách có nhu cầu xin tư vấn, báo giá lắp đặt hệ thống mạng, điện nhẹ hãy liên hệ Hotline: 09.111.444.26.