Điện nhẹ và những điều cần lưu ý khi lắp đặt

Điện nhẹ và những điều cần lưu ý khi lắp đặt


 

Điện nhẹ cũng là điện giống như bao loại điện khác. Nhưng nó chỉ được tính khi điện áp dưới 35V AC hoặc không vượt quá 60V DC. Hệ thống này được sử dụng chủ yếu với các thiết bị công nghệ hiện đại. Nó có các ứng dụng hệ thống công nghệ cao dùng trong tòa nhà công cộng, các công trình xây dựng...

 

Hệ thống điện nhẹ trong tiếng anh được quy định là ELV – extra low voltage system. Từ này do Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế quy định. Mọi người có thể hiểu đơn giản chúng cũng là điện, được dùng để chỉ các thiết bị, hệ thống sử dụng điện hoạt động. Đặc biệt nó không quá gây nguy hiểm cho tính mạng con người như các nguồn điện khác. Đây cũng được coi là những thiết bị mang tính công nghệ cao hiện nay.

 

1. Tiêu chuẩn cơ bản khi thi công hệ thống điện nhẹ

 

TCN TIA/EIA569: Chỉ định về cách đi cáp, phân bổ các ổ cắm trong công trình.

TCN68:1994: Tiêu chuẩn mạng Viễn thông số Quốc gia.

TCVN 7189:2002: Thiết bị chuyển mạch Switch.

TCN68160:1996: Cáp sợi quang – Yêu cầu kỹ thuật.

TCN68 172:1998: Giao diện kết nối mạng – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 7189:2009: Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến – Giới hạn và phương pháp đo.

TCVN 66971:2000: Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết bị hệ thống âm thanh.

TCN68-153:1995: Cống bể cáp và tủ đấu cáp – Yêu cầu kỹ thuật.

 

 

2. Những điều cần lưu ý khi lắp đặt

 

Lắp đặt hệ thống điện nhẹ và thi công điện nhẹ cần được thực hiệu đúng tiêu chuẩn, đảm bảo cho hệ thống được hiệu quả, chất lượng và thẩm mỹ.

Nên được thực hiện bởi những đơn vị có chuyên môn cao, nhất là đối với các công trình lớn như tòa nhà, xí nghiệp, nhà máy,...

Lựa chọn trang thiết bị phù hợp, chính hãng để đảm bảo độ bền khi sử dụng

Mỗi công trình thi công cần được thực hiện đúng các bước, đảm bảo thi công an toàn, đúng tiến độ.

 

3. Lưu ý khi sử dụng hệ thống điện nhẹ

 

Điện nhẹ là những hệ thống điện nhẹ cho công trình mà ai cũng dễ hình dung và bắt gặp nó hàng ngày như hệ thống mạng lan, tổng đài, camera, chuông cửa, vào ra, chữa cháy,... Ngoài ra còn có các hệ thống khác như: hệ thống thang máy, hệ thống chống trộm, hệ thống camera giám sát giao thông, hệ thống khóa vân tay, hệ thống quản lý bằng thẻ hay vân tay, hệ thống liên lạc trong nội bộ.

 

Và khi các hệ thống này xảy ra sự cố hay trục trặc gì thì nên tìm người thích hợp. Ưu tiên chọn người có kinh nghiệm và tay nghề để xử lý sẽ nhanh chóng và hạn chế rủi ro.