Cách bảo trì máy in Laser và hộp mực in thường xuyên tại nhà

Cách bảo trì máy in Laser và hộp mực in


Hiện nay có rất nhiều gia đình và cơ quan sử dụng máy in Laser (đơn sắc) cho việc in văn bản bởi chất lượng in tốt và giá thành phù hợp. Nhưng khi máy hết mực thì bạn đắn đo nên thay hộp mực thế nào để đảm bảo tuổi thọ của máy in? hoặc đổ mực in thế nào cho tốt nhất?

 

Việc vệ sinh máy in cũng có nhiều khách hàng quan tâm để có thể tự vệ sinh máy tại nhà, tự bảo dưỡng để nâng tuổi thọ cho máy in. Cùng Nam Thái tìm hiểu cơ chế hoạt động của máy in và một số phương pháp có thể bảo trì máy in của bạn tại nhà dưới đây.

 

Để hiểu tầm quan trọng của hộp mực, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu sơ lược cách vận hành của một máy in laser. Qui trình in của một máy laser bắt đầu từ bộ nguồn phát là diode laser. Chùm tia laser phát ra được hướng xuyên qua một hệ thống các thấu kính hội tụ và gương để sau cùng đập vào mặt trống in. Vùng trên trống tiếp nhận tia laser sẽ trở thành một ảnh điện. Tia laser sẽ liên tục phát, rồi tắt khi nó quét trên mặt trống. Tần số chớp tắt này của tia laser được gọi tên là “chấm trên inch” (dots per inch- dpi), cũng chính là thông số quyết định độ phân giải cho trang in.

 

1) Làm sạch: Là công đoạn làm sạch trống in đề tiếp nhận ảnh, do hai lưỡi dao, một để cạo sạch các mực thừa còn dính trên trống, lưỡi thứ hai thu các mực thừa này vào ngăn chứa. Khi các bộ phận này bị hao mòn, hư hỏng do sử dụng, thì trang in bắt đầu phát sinh trục trặc: các sọc dọc trang in, lem, bóng ma, trang in bị hạt tiêu li ti.

 

2) Tích điện: sau khi trống được được làm sạch, nó sẽ được tích điện để nhận ảnh từ tia laser. Một roulô tích điện sơ cấp (PCR) sẽ tì sát vào trống, ion-hoá không khí, tạo điều kiện cho nguồn điện âm, một chiều, tích lên trống. Nếu điện tích âm này không đồng nhất, không đủ điện áp, thì mực in sẽ bị hút đến những nơi không mong muốn, hoặc không đến được những nơi mong muốn.

 

3) Chép: Trong công đoạn chép, tia laser sẽ làm phóng thích điện tích âm, một chiều trên trống, tạo ra một ảnh ẩn. Chính ảnh ẩn có điện áp thấp này ( -130V) sẽ tạo lực hút mực in.

 

4) Rửa ảnh: Ảnh ẩn này sẽ được “rửa” để thành một ảnh có thể nhìn thấy. Mực in được hút về roulô rửa ảnh hoặc bằng nam châm trong, ( công nghệ của Canon) hay bằng phóng tĩnh điện ( công nghệ Lexmark).

 

5) Chuyển ảnh lên giấy: Đến đây ảnh trên trống in được chuyển sang trang giấy khi nó áp lên trống. Giấy được áp một điện tích dương từ phía sau lưng, sẽ hút mực từ trống sang. Nếu điện tích yếu bản in sẽ mờ nhạt, đồng thời tạo ra nhiều mực thừa.

 

6) Định hình: Còn gọi là “nung chảy” là giai đoạn làm mực bám chặt vĩnh viễn vào giấy bằng nhiệt Một roulô nhiệt tạo nhiệt độ đến 180 độ C làm nung chảy các hạt mực để nó bám chết vào giấy.

 

Mực In (Toner)

 

Tình trạng của hộp mực trước khi phải nạp mực lần đầu tiên: người tiêu dùng cần “nâng niu” hộp mực, làm đúng và nhẹ nhàng các thao tác tháo lắp, khi kẹt giấy chuyện ưu tiên số 1 là nhẹ nhàng tháo hộp mực, không được để hộp mực ra ngoài ánh sáng quá vài phút (nên để trong ngăn kéo hoặc bao bì đóng gói màu đen khi mới mua), luôn luôn lấy giấy kẹt trong máy in theo chiều đi tới của trang giấy. Một Cartridge sử dụng không đúng cách có thể làm hỏng chi tiết bên trong khiến việc nạp mực (lần đầu tiên) khó đạt chất lượng cao.

 

- Mực in nên chọn của các công ty sản xuất có nguồn gốc tin cậy. Nói chung không có sự khác biệt lớn giữa các thương hiệu.

- Thao tác trong cách nạp mực

- Kiến thức của người sử dụng

 

Qui trình của việc nạp mực gồm các thao tác sau :

- Tháo rã các bộ phận của hộp mực

- Làm vệ sinh, tẩy ố, hút sạch bụi, dò các hư hỏng hao mòn của các bộ phận.

- Hút sạch mực thừa

- Lắp ráp các chi tiết đã làm sạch

- Nạp mực mới

- In test trang đầu tiên

 

Nếu bạn mới mua máy in laser với hộp mực mới tinh, thì đây là những điều bạn rất nên thực hiện từ lần sử dụng đầu tiên:

- Vệ sinh thường xuyên máy in (tháo hộp mực cất đúng cách) hút bụi, giấy vụn bên trong máy. 80% sự cố của máy in là từ vệ sinh kém, môi trường nhiều bụi.

- Khi bị kẹt giấy, lập tức lấy hộp mực cất trong hộp tối, rút giấy thuận chiều trang giấy đi tới.

- Không nên tắt máy in trong giờ làm việc vì muốn tiết kiệm điện. Độ ẩm cao của không khí cũng là nguyên nhân làm mực vón cục, gây trục trặc.

- Không nên sử dụng giấy quá mỏng, giấy quá xấu (giấy thô còn sót tạp chất có thể làm xước các trống, tạo các lỗi không thể khắc phục được trên trang in.

- Khi trang in có vệt mờ dọc, lấy hộp mực và lắc đều, nếu tình trạng trên biến mất: hộp mực sắp hết, bạn chỉ còn có thể in vài chục trang nữa thôi. Chính xác hơn bạn có thể cân hộp mực.

 

Một cơ sở nạp mực chuyên nghiệp luôn thử in một trang trước khi nạp, ghi mã số của hộp mực để bạn chắc chắn là sẽ nhận lại hộp mực của mình chứ không phải một hộp khác, và phải đảm bảo in cho đến khi hết mực. Bảo trì máy in, hộp mực đúng cách bạn có thể tái nạp hộp mực đến 5 lần, tiết kiệm được một số tiền không nhỏ. 

 

Qua những chú ý trên bạn có thể tự bảo trì máy in để kéo dài tuổi thọ. Nếu gặp rắc rối không thể tự sửa chữa bạn có thể liên hệ dịch vụ sửa máy in tại nhà của Nam Thái Hotline: 09.111.444.26 để được tư vấn sửa chữa nhanh nhất.

 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Bạn có thể quan tâm : cài win tại nhà , vệ sinh máy tính tại nhà